Bố mẹ nào cũng muốn con mình cao lớn, khỏe mạnh và phát triển toàn diện. Thế nhưng trong một vài giai đoạn, trẻ sẽ không tăng trưởng chiều cao hoặc thấp bé nhẹ cân hơn bạn bè khiến cho bố mẹ lo lắng. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về nguyên nhân và triệu chứng trẻ chậm tăng trưởng để bạn phát hiện sớm tình trạng này và điều trị đúng cách cho trẻ.
1. Chậm tăng trưởng là gì?
Trẻ không đạt được các mốc tăng trưởng về chiều cao và cân nặng theo từng độ tuổi sẽ được chẩn đoán là chậm tăng trưởng. Trẻ sơ sinh sẽ tăng trưởng rất nhanh trong giai đoạn đầu đời, tuy nhiên trong một vài trường hợp, trẻ có thể sẽ không thể đáp ứng các tiêu chuẩn tăng trưởng nhất định. Một số đứa trẻ sẽ dần trở lại đà phát triển nhanh chóng, nhưng cũng có một số đứa trẻ sẽ dần rơi vào tình trạng chậm tăng trưởng. Thuật ngữ “chậm phát triển” có vẻ đáng lo ngại, nhưng thực tế đây là một vấn đề phổ biến, cứ 5 bệnh nhi dưới 2 tuổi nhập viện sẽ có 1 bệnh nhi bị chậm tăng trưởng.
2. Nguyên nhân khiến trẻ chậm tăng trưởng
- Thiếu hormone tăng trưởng: Cơ thể trẻ sản xuất hormone tăng trưởng không đủ, dẫn đến thiếu hormone. Tình trạng này có thể xảy ra ở bất kỳ thời điểm nào trong đời, xuất phát từ nguyên nhân bẩm sinh hoặc do tổn thương tuyến yên, do chấn thương đầu, do u não hoặc nhiễm trùng dạng viêm màng não và viêm não...
- Suy tuyến giáp: Hormone tuyến giáp tác động trực tiếp lên sự tăng trưởng và chuyển hóa trong cơ thể. Cơ thể tiết không đủ hormone này có thể gây chậm tăng trưởng chiều cao.
- Di truyền: Bố mẹ có chiều cao khiêm tốn thì thường con cũng có chiều cao khiêm tốn và ngược lại.
- Bào thai suy dinh dưỡng: Những thai nhi suy dinh dưỡng khi sinh ra thường nhẹ cân và chậm phát triển thể chất hơn so với các bé đồng lứa. Tình trạng này còn gọi là suy dinh dưỡng bào thai.
- Thiếu máu: Một số bệnh lý thiếu máu, ví dụ như thiếu máu hồng cầu hình lưỡi liềm cũng gây chậm tăng trưởng ở trẻ em.
- Các bệnh lý mạn tính: Trẻ mắc một số bệnh lý mạn tính tại thận, tim, hệ tiêu hóa hoặc bệnh phổi sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất của trẻ.
- Sử dụng thuốc khi mang thai: Trẻ chậm tăng trưởng chiều cao, trẻ thấp còi có thể là hệ quả của việc sử dụng thuốc bừa bãi khi người mẹ đang mang thai.
- Chế độ dinh dưỡng kém: Dinh dưỡng đóng vai trò rất quan trọng đối với sự tăng trưởng của trẻ. Trẻ bị suy dinh dưỡng mãn tính sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển chiều cao.
3. Dấu hiệu trẻ chậm tăng trưởng
Một số biểu hiện trẻ chậm tăng trưởng bao gồm: lùn, chậm tăng trưởng chiều cao, đối với trẻ có cân nặng bình thường sẽ có dáng vẻ mập mạp, vẻ mặt "non" hơn so với tuổi… Cụ thể, các bé gái sẽ không hoặc chậm phát triển ngực, các bé trai sẽ không vỡ giọng khi đến tuổi dậy thì, việc này khiến trẻ trở nên khác biệt đối với bạn bè cùng tuổi.
Khi phát hiện trẻ có những dấu hiệu: chiều cao không đạt được các cột mốc theo độ tuổi hoặc chiều cao tăng trưởng chậm (<5cm/năm đối với trẻ từ 3 tuổi trở lên) thì các bậc phụ huynh nên đưa trẻ đến bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán, điều trị càng sớm càng tốt.
4. Cách điều trị tình trạng trẻ chậm tăng trưởng
Bác sĩ sẽ cho bệnh nhi làm một số xét nghiệm, test chuyên biệt để chẩn đoán xác định như: thử máu để xác định các bệnh lý mắc phải, đo độ tuổi của xương, chẩn đoán hình ảnh ở não xem bệnh nhân có u hay bất thường (u tuyến yên) hay không... nhằm xác định chính xác nguyên nhân dẫn đến tình trạng chậm tăng trưởng ở trẻ em để đưa ra hướng xử trí phù hợp.
Nếu bác sĩ xác định bệnh nhi bị thiếu hormone tăng trưởng và cần thiết điều trị, bác sĩ sẽ chỉ định bổ sung hormone tăng trưởng mỗi ngày. Trẻ mắc thiếu hormone tăng trưởng được điều trị sớm (ngay từ lúc trẻ bắt đầu chậm tăng trưởng chiều cao) sẽ thấy rõ hiệu quả, trẻ sẽ phát triển gần như trẻ em bình thường khác.
Bên cạnh việc chữa trị, bố mẹ nên kết hợp với việc bổ sung chế độ dinh dưỡng đủ đầy cho trẻ phát triển thể chất và tinh thần tốt hơn. Một chế độ ăn giàu calo sẽ giúp con bắt kịp đà tăng trưởng và tăng cân khỏe mạnh. Đối với trẻ sơ sinh chậm tăng trưởng, bạn hãy cho trẻ bú mẹ thường xuyên hơn. Tuy nhiên đối với trẻ bú bình hay trẻ em độ tuổi lớn hơn, sữa bột công thức thiết kế riêng cho trẻ chậm tăng trưởng chính là lựa chọn hoàn hảo để bổ sung dinh dưỡng cần thiết cho con.
Tại Viện Khoa Học và Sức Khỏe Nestlé, chúng tôi phát triển liệu pháp dinh dưỡng phù hợp nhằm cải thiện tình trạng chậm tăng trưởng của trẻ để con có thể bắt kịp đà tăng trưởng và phát triển toàn diện. Sữa Nestlé Nutren Junior được đặc chế với công thức dinh dưỡng cao năng lượng từ Nestlé Thuỵ Sĩ với nguồn đạm Whey, vitamin, các khoáng chất thiết yếu và hệ lợi khuẩn giúp trẻ ăn uống kém, kém hấp thu, trẻ suy dinh dưỡng, trẻ mới ốm dậy nhanh chóng phát triển vượt trội.
*Vui lòng tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ để biết thêm thông tin chi tiết. Bài viết trên đây là thông tin trích từ tài liệu tham khảo và không thay thế khuyến nghị của chuyên gia chăm sóc sức khỏe.
NUTREN JUNIOR - DINH DƯỠNG CHUYÊN BIỆT CHO TRẺ NHẸ CÂN TỪ 1 - 10 TUỔI
Nguồn tham khảo:
http://www.hopkinschildrens.org/Failure-to-Thrive.aspx.Accessed December 2014
http://www.aafp.org/afp/2003/0901/p879.html.Accessed December 2014
http://kidshealth.org/parent/medical/endocrine/failure_thrive.html#.Accessed December 2014
http://ije.oxfordjournals.org/content/33/4/847.full.Accessed December 2014
http://www.nlm.nih.gov/medlineplus/ency/article/000991.htm.Accessed December 2014
http://www.babycentre.co.uk/a1621/failure-to-thrive.Accessed December 2014