BÍ QUYẾT GIÚP GIẢM NGUY CƠ TRẺ NHẸ CÂN THẤP CÒI

Bác Nguyễn Thị Thu Hậu mách mẹ những lưu ý về dinh dưỡng để giảm nguy cơ trẻ nhẹ cân thấp còi, giúp con phát triển khỏe mạnh. Xem ngay!

Nghe đến “nhẹ cân thấp còi”, hẳn bố mẹ nào cũng lo lắng và mong rằng con mình không rơi vào tình trạng này. Vì trẻ nhẹ cân thấp còi không chỉ có chiều cao cân nặng thấp hơn so với chuẩn, mà còn có nguy cơ suy giảm miễn dịch, khiến trẻ dễ mắc các bệnh về hô hấp, khi bệnh lại lâu hồi phục hơn

Ngoài ra, nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng nhẹ cân thấp còi ở trẻ là thiếu hụt dinh dưỡng. Việc thiếu hụt dưỡng chất có thể ảnh hưởng đến khả năng tư duy và phát triển não bộ của trẻ. Đây là nguyên nhân khiến nhiều trẻ nhẹ cân thấp còi gặp tình trạng suy giảm trí nhớ, khó tập trung, dẫn đến kết quả học tập kém đi.

Vậy làm sao để giảm nguy cơ trẻ nhẹ cân thấp còi? Đó chính là bổ sung dinh dưỡng đúng cách, đáp ứng đúng và đủ nhu cầu hàng ngày của trẻ để phát triển khỏe mạnh. Bác Nguyễn Thị Thu Hậu sẽ mách mẹ những lưu ý quan trọng để giúp trẻ hồi phục sức khỏe và bắt kịp đà tăng trưởng khỏe mạnh nhé!

LƯU Ý GIÚP GIẢM NGUY CƠ TRẺ NHẸ CÂN THẤP CÒI


Theo Bác Nguyễn Thị Thu Hậu, khi trẻ nhẹ cân thấp còi và suy dinh dưỡng có thể gây ảnh hưởng đến cấu trúc và hoạt động của não bộ cũng như thần kinh. Vì vậy, việc bố mẹ chú ý và áp dụng những phương pháp chăm sóc dưới đây là cần thiết để phòng tránh kịp thời tình trạng này.

Đầu tiên, bố mẹ cần hiểu rõ về nhu cầu dinh dưỡng của trẻ theo từng giai đoạn phát triển để đảm bảo cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho trẻ. Đặc biệt, khi trẻ trải qua các giai đoạn quan trọng như sau bệnh, sau thi cử, bố mẹ cần bổ sung các dưỡng chất thiết yếu giúp hồi phục sức khỏe. Như bên cạnh các thực phẩm thông thường, bố mẹ có thể cho trẻ sử dụng các loại thực phẩm cao năng lượng cung cấp dưỡng chất tốt cho não bộ như chất béo, đặc biệt là DHA và Omega 3.

Việc lựa chọn thực phẩm phòng tránh tình trạng trẻ nhẹ cân, suy dinh dưỡng cũng cần phù hợp với độ tuổi và sinh lý của trẻ. Vì với mỗi độ tuổi khác nhau, sự hấp thu và hệ tiêu hóa của trẻ lại tương thích với những loại thực phẩm khác nhau. Ví dụ với trẻ chưa đủ 20 chiếc răng sẽ cần cung cấp các thức ăn ở dạng lỏng mềm như cháo, cơm nhão tán và sữa. Còn đối với những trẻ đã mọc đủ răng, bố mẹ có thể cho trẻ ăn cơm bình thường như người lớn.

Bên cạnh đó, bố mẹ cũng đừng quên quan sát tốc độ tăng trưởng của trẻ mỗi ngày nhằm tránh bỏ qua những dấu hiệu chững cân và chiều cao. Bố mẹ cần có sự can thiệp kịp thời, bổ sung dinh dưỡng cần thiết giúp hồi phục sức khỏe của trẻ. Nếu mức phát triển cân nặng rơi vào mức cảnh báo trong bảng tăng trưởng chuẩn của WHO, trẻ sẽ cần những phương pháp phục hồi tích cực hơn.

Bác Nguyễn Thị Thu Hậu Chia Sẻ Lưu Ý Giúp Giảm Nguy Cơ Trẻ Nhẹ Cân

Tóm lại, để phòng tránh trẻ nhẹ cân thấp còi và suy dinh dưỡng, bố mẹ cần kết hợp lựa chọn thực phẩm phù hợp với nhu cầu dinh dưỡng theo giai đoạn và theo sinh lý của trẻ. Đồng thời, theo dõi chặt chẽ tốc độ tăng trưởng của con sẽ giúp bố mẹ có thể dễ dàng đưa ra các biện pháp can thiệp và xử lý kịp thời, từ đó giúp con bắt kịp đà tăng trưởng.

Bố mẹ có thể xem thêm tư vấn của Bác Nguyễn Thị Thu Hậu về khám phá dinh dưỡng cho trẻ nhẹ cân thấp còi qua livestream tại đây

Form