Kém hấp thu là tình trạng hệ tiêu hóa của trẻ hoạt động không hiệu quả, dẫn đến việc hấp thu các chất dinh dưỡng từ thức ăn bị hạn chế so với bình thường. Điều này khiến trẻ không nhận đủ năng lượng và dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển toàn diện. Đây là một vấn đề ngày càng phổ biến, đặc biệt ở trẻ nhỏ, và khiến nhiều bậc phụ huynh không khỏi lo lắng.
Vậy hấp thu dinh dưỡng kém thực sự ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe và sự phát triển của con? Cùng tham khảo phân tích chi tiết từ bác Lê Chí Hiếu trong bài viết này nhé.
4 TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC KHI TRẺ KÉM HẤP THU DINH DƯỠNG

Trẻ hấp thu kém khiến cơ thể không nhận đủ các dưỡng chất thiết yếu từ thức ăn, dẫn đến thiếu hụt năng lượng và dinh dưỡng. Điều này không chỉ cản trở sự phát triển về thể chất và trí tuệ mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe của con.
1. Suy dinh dưỡng, ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất và tinh thần
Kém hấp thu là nguyên nhân chính dẫn đến suy dinh dưỡng ở trẻ. Khi thiếu hụt các dưỡng chất thiết yếu như protein, vitamin và khoáng chất, trẻ sẽ chậm tăng cân và thấp bé hơn so với bạn bè cùng trang lứa. Nếu tình trạng này kéo dài, con không chỉ gặp khó khăn trong việc phát triển thể chất mà còn dễ mệt mỏi, kém năng động và thiếu tự tin trong các hoạt động hàng ngày.
2. Đề kháng kém, dễ mắc bệnh vặt
Khi cơ thể không được cung cấp đủ dưỡng chất do tình trạng hấp thu kém, hệ miễn dịch của trẻ sẽ bị suy yếu. Kết quả là trẻ dễ mắc các bệnh lý về hô hấp như cảm cúm, viêm họng hoặc các vấn đề về tiêu hóa như tiêu chảy, táo bón. Trẻ kém hấp thu cũng thường mất nhiều thời gian hơn để hồi phục sau mỗi lần bệnh, khiến quá trình phát triển của con bị gián đoạn. Để khắc phục tình trạng này, ba mẹ cần bổ sung dinh dưỡng hợp lý nhằm tăng đề kháng cho trẻ, giúp cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh và duy trì sức khỏe tốt hơn.

3. Ảnh hưởng đến sự phát triển não bộ
Kém hấp thu không chỉ ảnh hưởng đến cơ thể mà còn tác động đến não bộ. Các dưỡng chất quan trọng như DHA và Omega-3 là nền tảng giúp phát triển não bộ và nhận thức. Nếu không hấp thu đủ các dưỡng chất này, não bộ sẽ thiếu "nguyên liệu" để hoạt động hiệu quả, dẫn đến khả năng học hỏi và tiếp thu của trẻ bị giảm sút so với bạn bè cùng trang lứa. Điều này có thể khiến con chậm phát triển trí tuệ và gặp nhiều khó khăn trong học tập. Vì vậy, việc cung cấp đủ dinh dưỡng cho não bộ là yếu tố then chốt để hỗ trợ trẻ phát triển cả về trí tuệ và khả năng sáng tạo.
4. Kém phát triển xương và chiều cao
Bên cạnh cân nặng, hấp thu dinh dưỡng kém cũng ảnh hưởng đến sự phát triển của xương. Thiếu hụt canxi và Vitamin D không chỉ khiến con chậm phát triển chiều cao ở hiện tại mà còn tăng nguy cơ mắc các vấn đề về xương như loãng xương khi trưởng thành. Để trẻ phát triển toàn diện, ba mẹ cần chú ý đảm bảo con được hấp thu đủ các dưỡng chất cần thiết thông qua chế độ ăn uống cân đối và đa dạng.
CÙNG MẸ GỠ RỐI CHĂM CON TĂNG TRƯỞNG CHUẨN
Tình trạng kém hấp thu có thể gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ, từ suy dinh dưỡng, đề kháng yếu đến chậm phát triển trí tuệ và xương. Tuy nhiên, điều này hoàn toàn có thể được khắc phục nếu ba mẹ sớm nhận biết và có những biện pháp chăm sóc dinh dưỡng phù hợp để giúp con vượt qua tình trạng kém hấp thu, lấy lại đà tăng trưởng và phát triển.
Một vài giải pháp giúp cải thiện tình trạng trẻ hấp thu kém mà ba mẹ có thể tham khảo như:
- Tăng cường thực phẩm hỗ trợ tiêu hóa như đu đủ, dứa, sữa chua giúp kích thích hệ tiêu hóa và hấp thụ tốt dưỡng chất
- Hạn chế thực phẩm gây đầy hơi, khó tiêu như đồ chiên rán, thức ăn nhiều dầu mỡ
- Cung cấp vitamin và khoáng chất quan trọng: Kẽm, vitamin D, vitamin B giúp cải thiện hệ tiêu hóa và thúc đẩy trao đổi chất.
- Chia nhỏ khẩu phần ăn giúp giảm áp lực tiêu hóa, nhờ đó con dễ dàng hấp thu dinh dưỡng hiệu quả hơn.
- Cho con uống đủ nước mỗi ngày
- Khuyến khích trẻ vận động thường xuyên để kích thích quá trình trao đổi chất và tiêu hóa.
- Đảm bảo con có giấc ngủ đủ và chất lượng để cơ thể phát triển và hấp thu tốt hơn.
Nhưng mỗi bé có mỗi thể trạng và nguyên nhân kém hấp thu dinh dưỡng khác nhau. Để hiểu rõ hơn về tình trạng kém hấp thu cũng như cách chăm sóc trẻ phù hợp, đừng bỏ lỡ livestream "Cùng mẹ gỡ rối chăm con tăng trưởng chuẩn”. Thông qua livestream, bác Lê Chí Hiếu cùng các chuyên gia dinh dưỡng sẽ chia sẻ những thông tin hữu ích giúp mẹ tự tin hơn trong hành trình chăm sóc con yêu. Xem ngay tại đây.